Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Du học mỹ _ Kinh nghiệm cho con du học

Những chia sẻ của độc giả Phạm Thoan (Đại học Giao thông đường bộ Maxcơva, Nga) rất hữu ích để các bậc cha mẹ có nhu cầu cho con du học tham khảo.

cho-con-du-hoc

Tôi đã sống và học tập ở Liên bang Nga nhiều năm. Cho nên, tôi hiểu được tương đối cuộc sống của lưu học sinh ở nước Nga nói riêng và có thể cũng đúng cho một số nước khác. Tôi nghĩ, các bậc cha mẹ chưa có điều kiện sống và làm việc ở nước ngoài và có ý định cho con em du học thì có thể coi đây là những tham khảo tốt cho quyết định của mình.





Chương trình đào tạo ở nước ngoài nhẹ hơn Việt Nam

Trước hết, tôi nói đôi chút về cuộc sống sinh hoạt và học tập của du học sinh Việt Nam. Nhìn chung, sống ở nước ngoài, đa phần du học sinh thiếu thốn tình cảm gia đình nhất là những năm đầu mới đến. Tuy nhiên, bây giờ Internet và điện thoại đã cải thiện tình hình này rất nhiều.


Du học mỹ _ Du học sinh mới sang thường rất trẻ, 17 - 18 tuổi, cho nên kinh nghiệm sống còn ít. Thoát khỏi sự quản thúc hàng ngày của cha mẹ phần đông các em rất thích thú và hãnh diện về cái danh "du học" với bạn bè cùng trang lứa và người quen. Mới sang, các em thường chăm học, nhớ người thân và hay gọi điện thoại về nhà, thích đồ ăn mới lạ ở xứ người, thích đi du lịch đó đây, làm quen phong tục tập quán của dân bản địa...

Sau 2 tháng đến 1 năm, cuộc sống nơi xứ người của du học sinh đi vào ổn định. Giá cả các mặt hàng thiết yếu, ăn, mặc, đi lại thường đắt 2-4 lần, chỗ ở thì gấp nhiều lần Việt Nam. Các món ăn Việt trở thành đặc sản đối với các em. Ví dụ, 1 kg rau muống tại Nga có giá dao động từ 30.000 - 180.000 VNĐ tùy thời điểm.

Du học mỹ _ Tôi đã từng học đại học ở Việt Nam nên tôi thấy chương trình đào tạo ở nước ngoài nhẹ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Ví dụ một năm học, sinh viên ở trong nước phải trải qua hai kỳ, mỗi kỳ thường thi 6 - 10 môn, cả năm là 12 - 20 môn thi. Trong khi đó, số lượng môn thi của du học sinh cho cả năm thường 4 - 8 môn, còn phần lớn là kiểm tra điều kiện (cũng khoảng chừng ấy môn, không tính điểm, mức độ quan trọng không cao bằng). Vì vậy, bảng điểm sau khi tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam thường có từ 60 - 80 môn thì du học sinh chỉ có khoảng 20 - 30 môn.

Thực tế cho thấy, các câu hỏi trong khi thi của du học sinh thường đơn giản, giáo viên cũng châm chước và ưu ái. Ngay cả với sinh viên bản địa, câu hỏi đặt ra trong khi thi cũng đơn giản, không hóc búa và đòi hỏi học thuộc nhiều. Các bài tập nếu có trong phiếu thi đều đã được giáo viên cho thực hiện trong quá trình học (số lượng cũng hạn định). Việc nhận điểm khá của họ khá đơn giản, miễn là không bỏ học nhiều và có ôn luyện trước khi thi.

" Chất lượng đào tạo và khả năng làm việc của du học sinh cũng không hẳn là cao như nhiều người nghĩ, chủ yếu là được vốn ngoại ngữ ".

Du học mỹ _ Tôi nhớ, ngày tôi còn học ở Việt Nam, nửa ngày phải lên giảng đường, nửa ngày và đêm phải đọc lại bài giảng, tài liệu tham khảo và làm bài tập mà vẫn còn cảm thấy thiếu thời gian. Ngược lại, sinh viên bản địa và lưu học sinh có nhiều thời gian rỗi. Sinh viên bản địa thường dành ½ thời gian cho việc làm thêm khi bước vào năm thứ 2. Chính vì nhàn rỗi nhiều nên du học sinh nếu không đi làm thêm (không phải ai cũng xin được việc làm thêm và cũng không dễ chút nào) thì rất dễ đàn đúm nhậu nhẹt, chat chit, phim ảnh, rượu chè, cờ bạc ... Lâu ngày, các thú vui này lấn át việc học.

Các bậc cha mẹ có thể hình dung việc con em mình học ở nước ngoài hoàn toàn giống việc người nước ngoài học ở Việt Nam. Họ cũng đánh vật với ngôn ngữ bản địa. Họ nghe giảng cũng khó khăn, không thể hiểu được kiến thức bằng tiếng mẹ đẻ được, thường phải đoán ý là chính. Nếu bạn có sống mấy chục năm ở nước ngoài cũng chỉ phát triển khả năng giao tiếp là chính và nhiều điều không thể hiểu như tiếng Việt được huống hố du học sinh chỉ có 4 - 6 năm ngắn ngủi.

Ví dụ, một du học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường, ngay sau đó quay trở lại học lên cao, học lại môn Triết học (đã học trước đây), họ cố gắng nghe hiểu được 1/3 ý thầy nói đã là rất suất sắc. Có những điều du học sinh hiểu, mình viết đúng cấu trúc ngữ pháp nhưng người bản địa họ không nói và viết thế.
Bạn cứ tưởng tượng rằng để nghe, nói, đọc, hiểu được như người bản địa thì trước tiên bạn phải dồi dào vốn từ, tinh thông ngữ pháp, khả năng nghe, phát âm tốt. Tôi tin con bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều đó cả.
Hầu hết du học sinh lõm bõm nghe giảng trên lớp chủ yếu đoán ý là chính (về mặt ngôn ngữ) chưa kể đến kiến thức khó, trừu tượng (chỉ bằng cách đọc sách và tra từ điển). Vì vậy, nếu du học sinh không có ý chí, chăm chỉ học tiếng trước tiên thì sẽ chán học, rồi bỏ nghe giảng.

Thực tế là, khi làm bài luận và đồ án, đa phần lưu học sinh vẫn phải copy các đoạn văn mẫu của sinh viên bản địa. Theo tôi tự đánh giá, sinh viên bản địa có học lực trung bình khá trở lên hiếm khi tham khảo bài luận hay đồ án của du học sinh dù có xuất sắc đến mấy. Du học sinh thường chọn đồ án hay các đề tài dễ và thầy cô cũng giao cho cái dễ hơn. Vì vậy chất lượng đào tạo và khả năng làm việc của du học sinh cũng không hẳn là cao như nhiều người nghĩ, theo tôi chủ yếu là được vốn ngoại ngữ.

Nếu con đỗ đại học, nên để học trong nước

Có người nói, nước ngoài có điều kiện học tốt và cho con bạn tầm nhìn hơn hẳn. Tôi công nhận điều đó. Nhưng với điều kiện là con bạn phải có cái Chí cho việc học, ham học hỏi còn không thì vô nghĩa. Theo tôi, với số tiền chi cho việc du học mà cho con bạn học tại một trường đại học công lập ở Việt Nam, đầu tư học thêm ngôn ngữ ở trung tâm chất lượng cao do người nước ngoài dạy, tham gia các khóa huấn luyện, tham quan du lịch nước ngoài... thì con bạn chắc chắn sẽ loại bỏ được rào cản về ngôn ngữ và bạn sẽ giỏi giang hơn gấp nhiều lần các du học sinh về kiến thức, chuyên môn và năng lực nghề nghiệp, hiểu biết. Sau này, có tiền, có năng lực, con bạn hoàn toàn có thể làm việc trong các công ty liên doanh với nước ngoài, có môi trường ngoại ngữ tốt, lương cao.

" Cái được nhiều hay ít quyết định ở con bạn chứ không phải nước bạn gửi con đến học "

Tôi biết, hiện nay, chất lượng giáo dục đại học công lập ở Việt Nam rất tốt cả về cơ sở vật chất, người dạy và có cả hình thức học liên kết đào tạo với nước ngoài. Việc đánh giá chất lượng cũng rất nghiêm túc.

Có nhiều bậc cha mẹ thấy con mình bảnh bao, sáng sủa, cộng với tấm bằng hạng ưu sau khi đi du học về cũng cảm thấy mát mặt với mọi người nhưng cũng phải lăn tăn một điều là cách sống của con có gì đó khang khác. Con họ sống tự do hơn, không tình cảm, gần gũi như trước, thậm chí lạnh lùng, vô cảm, thực dụng... Đấy là ảnh hưởng thường thấy của du học sinh nước ngoài sau 5 - 6 năm bên xứ người.

Đi du học có cái được, có cái mất. Cái mất là mất số tiền không nhỏ, học tập dài hơn và nhiều cái không tính thành tiền được. Nếu con bạn không thể thi đỗ được vào trường đại học nào đó ở Việt Nam, gia đình có điều kiện kinh tế thì bạn lựa chọn con đường du học. Vì du học ở nhiều trường ĐH nước ngoài đầu vào không phải thi, chỉ cần tiền là được vào học.

Nếu con bạn thi đậu vào đại học ở Việt Nam, theo tôi nên để cháu học trong nước, đầu tư cơ sở vật chất, định hướng đúng đắn nghề nghiệp tương lai, trau đồi kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, thực tiễn, tin học... Đừng vì cái danh hão huyền, oai phong với mọi người mà thiệt hại không tính hết được bằng tiền.

Kinh nghiệm tham khảo

 Để chuẩn bị tốt cho con bạn đi du học, tôi có mấy trao đổi sau:
1- Nước bạn cần chọn cho con đến du học. Nên cho con bạn đến nước sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh là tiếng quốc tế phổ biến, dễ học nhất và con bạn có nền tảng từ học phổ thông. Như thế, con bạn sẽ có hứng cho việc học, tiếp thu mọi kiến thức và nhất là sau này còn có môi trường sử dụng cho nghề nghiệp ở bất cứ đâu, bất cứ ngành nào.

Còn các nước nói tiếng khác (Trung Quốc, Nga, Nhật, Pháp...), vừa khó học và sau này về Việt Nam rất ít khi dùng, không có môi trường giao tiếp thường xuyên sẽ lãng phí. Nếu nước con bạn du học có người thân quen đã định cư ở đó thì rất tốt. Con bạn sẽ được hỗ trợ về chỗ ở, thông tin nhập học, sự quan tâm, giúp đỡ lúc khó khăn và nhiều cái khác nữa.

2- Khả năng kinh tế của gia đình bạn. Bạn không nên trông chờ khả năng kiếm tiến thêm của con bạn và học bổng từ các nguồn không chắc chắn. Vì kiếm việc làm của người Việt ở nước ngoài không dễ nhất là du học sinh mới sang còn bị rào cản ngôn ngữ, phải lo cho việc học, chưa có chỗ quen thân. Riêng học bổng thì bạn phải có được quyết định chắc chắn trước khi cho con đặt chân xuống xứ người.

Nên chú ý đến số tiền học bổng hàng tháng và cả năm học là bao nhiêu vì nhiều trường cấp học bổng nhưng số tiền rất ít, có giá trị động viên hơn giá trị tiêu dùng cho tất cả các du học sinh quốc tế. Cũng có một số trường chỉ được học bổng 6 tháng đầu thôi, sau đó nếu học kém so với mức chuẩn qui định thì sẽ bị cắt.

3- Năng lực học tập và tính cách của con bạn. Nếu con bạn thi không đỗ vào đại học trong nước nhưng không phải do học kém và vẫn có thể theo học được thì bạn không nên lấy làm thất vọng. Nhiều trường hợp học sinh học ở phổ thông học rất bình thường nhưng vào đại học có phương pháp học lại học tốt. Quan trọng là con bạn phải có quyết tâm cho việc học, có chí tiến thủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có tình cảm với gia đình, nhân cách tốt, không nghiện ngập hút chích.

Bạn đừng hi vọng nếu con bạn ham chơi, lười học, hút chích mà cho ra nước ngoài sẽ hết cơ hội phát triển bởi hút chích ở nước ngoài còn dễ hơn trong nước. Nhiễm HIV sẽ không được nhập cảnh và khi bị nhiễm HIV trong khi học, vi phạm pháp luật cũng buộc về nước.

4- Bạn nên cùng đi với con sang nhập học kết hợp du lịch. Thỉnh thoảng du lịch sang thăm con, như thế là bạn nắm được môi trường học hành, sinh hoạt của con mình. Bạn không nên quá tin tưởng vào lời con bạn kể hay bạn bè con nói qua điện thoại, Internet hoặc đợt con về nghỉ hè.

Đ biết thêm thông tin v WEST, vui lòng liên h:
Du Học Mỹ
Trung tâm tư vấn du học West
Văn phòng tại Việt Nam

Địa chỉ: 4 Nam Quốc Cang, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Điện thoại: (848) 3925 2595
Hotline: 0938 456 447 (Ms.Trang)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét